Gạch bông Việt Nam và những thăng trầm

Theo dòng chảy của thời gian, thị trường gach bong vietnam cũng trải qua không ít thăng trầm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Gạch bông Việt Nam và những thăng trầm

Vào cuối thế kỷ 19, người Pháp cùng với sự xâm lược của mình cũng đã mang nền văn hóa, kỹ thuật xứ Pháp đến các quốc gia thuộc địa. Việt Nam là một trong số đó. Để xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, phục vụ chế độ thực dân, người Pháp đã mang sang nước ta một loại vật liệu xây dựng được xem là “nữ hoàng” thời bấy giờ - gạch bông. Theo đó, những viên gạch bông đầu tiên sau khi theo chân người Pháp vào Việt Nam đã rất nhanh chóng được yêu thích.

Ngoài hoa văn và màu sắc đa dạng, ưu điểm chính của gạch bông là độ bền cao, vệ sinh dễ dàng, có thể làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Vì thế, không quá ngạc nhiên khi trào lưu “nhà nhà dùng gạch bông” thời bấy giờ khá thịnh hành. Từ những công trình cao cấp, quan trọng như khách sạn, văn phòng làm việc đến nhà ở đều được lát bằng gạch bông. Người Việt lúc bấy giờ cũng rất nhanh chóng học hỏi được phương pháp làm gạch bông của người Pháp. Bằng sự tài hoa và sáng tạo, những “thế hệ” gạch bông Việt Nam đã được ra đời.

 

Đến trước 1990, gạch bông vẫn “thống trị” thị trường vật liệu xây dựng và trang trí trong nước. Song với sự xuất hiện của gạch nung, gạch men, gạch bông nhanh chóng bị “soán ngôi”. Tuy nhiên, gạch bông không hoàn toàn bị quên lãng mà vẫn âm thầm phát triển. Hiện nay, thương hiệu gạch bông Việt Nam đã và đang tạo được tiếng vang tại hơn 45 quốc gia trên thế giới. Để đạt được điều này có sự đóng góp không nhỏ của những người thợ làm gạch Việt Nam.

 

  • Gạch bông Việt Nam mỗi viên gạch là một tác phẩm:

Gạch bông là loại vật liệu được làm hoàn toàn bằng tay. Mỗi viên gạch được tạo ra là cả một quá trình lao động nghệ thuật vất vả của những người thợ làm gạch. Chỉ bằng sự kết hợp tài tình giữa các nguyên liệu tự nhiên gồm bột đá, xi măng, bột màu và khuôn mẫu, người thợ làm gạch có thể sáng tạo ra vô vàn những viên gạch có hoa văn, họa tiết khác nhau. Vì thế có thể ví người thợ làm gạch như những người nghệ sĩ.

Gạch bông Việt Nam - mỗi viên gạch là một tác phẩm nghệ thuật

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, thiết bị và máy móc, các loại vật liệu mới dễ dàng được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, sản phẩm gạch bông Việt Nam vẫn được làm bằng tay. Dù cùng một mẫu hoa văn, cùng màu sắc nhưng rất hiếm khi có 2 viên gạch bông hoàn toàn giống nhau. Mỗi người thợ làm gạch bằng tay nghề và kinh nghiệm của mình đã tạo ra những viên gạch có họa tiết độc đáo, ấn tượng riêng. Theo đó, viên gạch cũng mang đậm dấu ấn riêng của người thợ - người nghệ sĩ. Vì vậy, người thợ làm gạch cũng có thể được ví như những người nghệ sĩ vẽ tranh từ gạch.

  • Gạch bông Việt Nam và “con đường” xuất ngoại:

Vào những thập niên 90, gạch bông bị “thất sủng” trở thành hàng giá rẻ. Chất lượng gạch suy giảm, quy mô sản xuất bị thu nhỏ. Trong khi đó, gạch bông vẫn rất được chuộng tại Châu Âu, Châu Mỹ hay các quốc gia Trung Đông. Tại các quốc gia này, gạch bông sản xuất thủ công được xem là hàng cao cấp, có giá bán lên đến 100 Euro/m2. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, gạch bông có giá chưa đến 2 Euro/m2.

 

Gạch bông Việt Nam đã và đang được khôi phục lại vị thế vốn có

Điều này gây trăn trở không ít cho các doanh nghiệp sản xuất gạch bông trong nước. Tuy nhiên với niềm đam mê và những nỗ lực không ngừng nghỉ, các doanh nghiệp gạch bông Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục được vị thế vốn có cho gạch bông thương hiệu Việt. Theo đó, gạch bông Việt hiện nay đã được xuất khẩu hơn 45 quốc gia trên thế giới. Quy mô sản xuất cũng nhanh chóng được mở rộng. Người tiêu dùng trong nước bắt đầu ưa chuộng trở lại loại vật liệu xây dựng mang đậm giá trị lịch sử này.

Gạch bông Việt Nam từ giai đoạn “hoàng kim” nhà nhà dùng gạch bông đến khi “thất sủng” đã trải qua nhiều thăng trầm. Song, chính vẻ đẹp tinh tế, độc đáo, đậm chất riêng của người thợ Việt đã mang đến cho gạch bông thương hiệu Việt sức sống mạnh mẽ, bền bỉ. Những viên gạch bông hoa văn độc đáo vẫn luôn là hình ảnh không thể nào quên của nhiều thế hệ người Việt Nam.